Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Đá magma và biến chất ở biển và đại dương

Đá magma và biến chất ở biển và đại dương có tính đặc thù khác với đá magma và biến chất trên đại lục. Đá magma là thành phần chủ yếu của vỏ đại dương có bề dày trung bình khoảng 7 km, bao gồm cả đá xâm nhập và phun trào. Thành phần thạch học và thành phần hóa học có sự thay đổi từ trung tâm sống núi giữa đại dương đến hai bên rìa lục địa. Ở sống núi giữa đại dương và lòng chảo đại dương chủ yếu là tổ hợp ophiolit, gabbro-basalt đến hai phía rìa lục địa là diorit-andesit và cuối cùng nhóm đá granit-ryolit. Đá biến chất ở biển và đại dương chủ yếu là các đá biến chất nhiệt dịch như palagonit, smectit và carbonat. Các đá biến chất áp suất thấp như đá phiến lục, biến chất áp suất trung bình như đá phiến amphibolit và biến chất áp suất cao - đới hút chìm như đá phiến glaucophan màu xanh. Cuối cùng là đá phiến mylonit phân bố dọc các đứt gãy chuyển dạng, đới sống núi giữa đại dương và đới hút chìm. Ở Biển Đông Việt Nam, các đá magma lộ ra trên đáy biển chủ yếu là basalt liên quan đến tách giãn đáy biển Đông. Trong các thành tạo trầm tích Kainozoi gặp nhiều basalt xen kẽ và các thể basalt phun trào trẻ xuyên cắt có tuổi từ Oligocen đến Đệ Tứ. Ở móng của các trầm tích Kainozoi gặp các thành tạo magma và biến chất đa nguồn có tuổi khác nhau từ Proterozoi đến Creta.


 http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19154

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét