Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

XÂY DỰNG KHUNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CHO HỆ THỐNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11258

Bảo đảm cung cấp dịch vụ hành chính công là một chức năng quan trọng của nhà nước. Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển hết sức mạnh mẽ, thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu về cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến có hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung giải quyết được đặt ra như một ưu tiên quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội bền vững và vì con người. Để có thể giải quyết nhiệm vụ xây dựng dịch vụ công trực tuyến một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam và xu hướng phát triển cần phải có nghiên cứu và đánh giá một cách nghiêm túc và toàn diện các mặt kinh nghiệm, lý luận và thực tiễn triển khai liên quan tới hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến[1]. Bên cạnh đó, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước phát triển việc xây dựng các hệ thống thông tin phần lớn chưa có một kiến trúc toàn diện dẫn đến các hệ thống được đầu tư xây dựng chắp vá, thiếu đồng bộ, không toàn diện, khả năng tích hợp kém… đặc biệt là nhiều hệ thống sau khi xây dựng xong không đưa vào sử dụng được hoặc sử dụng kém hiệu quả do không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong bối cảnh đó nhu cầu đặt ra là phải có các phương pháp luận xây dựng kiến trúc để giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp có thể vận dụng để xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin cho mình. Một số khung kiến trúc được tham khảo và được áp dụng nhiều trên thế giới có thể kể đến như[33]: - Zachman (Zachman Framework for Enterprise Architecture - Khung Zachman). - TOGAF (The Open Group Architecture Framework - Khung kiến trúc nhóm mở). - FEAF (Federal Enterprise Architecture Framework - Khung kiến trúc tổng thể liên bang – Mỹ). Việc áp dụng thành công các khung kiến trúc này khi xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin tổng thể ở một số quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Đan Mạch, Hàn Quốc…ngày càng chứng minh được tính khoa học, thực tiễn và cần thiết[34]. Tại Việt Nam, những năm gần đây một số Bộ, Ban, Ngành,…đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế và đã áp dụng các khung kiến trúc trên vào việc xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin tổng thể của mình tuy nhiên mức độ thành công chưa thực sự cao[3]. Gần đây một số chuyên gia của Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng và hoàn thiện khung kiến trúc ITI-GAF (Information Technology Institute – Government Architecture Framework) với mục đích tạo một khung kiến trúc dễ hiểu và dễ áp dụng cho các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin phù hợp với đặc trưng về nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng, khung pháp lý, trình độ phát triển công nghệ thông tin của mình[29].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét